Tìm hiểu về xe máy – Giới thiệu xe máy
Các ý chính trong bài viết
Tìm hiểu về xe máy – Xe máy một biểu tượng tiện lợi và linh hoạt trong việc di chuyển hằng ngày. Với sự đa dạng về mẫu mã, các loại, các nhu cầu về tìm hiểu cũng như cách lựa chọn, sử dụng càng được quan tâm hơn.
Hôm nay Minh Long Motor sẽ cùng các tìm hiểu về xe máy và cách sử dụng xe máy đúng tiêu chuẩn để đảm bảo tính an toàn cùng tuổi thọ cho xe máy.
Giới thiệu về xe máy
Xe máy, xe mô tô, xe gắn máy là phương tiện giao thông cá nhân hoạt động bằng động cơ đốt trong hoặc động cơ điện.
Xe máy thường được thiết kế với 2 bánh và phục vụ cho mục đích di chuyển trên đường bộ.
Hầu hết các loại xe máy hiện nay đều sử dụng xăng hoặc điện làm nguồn nhiên liệu chính để hoạt động.
Xe máy đang được sử dụng rộng rãi khắp thế giới với vai trò là phương tiện di chuyển linh hoạt phù hợp cho các đô thị đông đúc.
Xe máy hiện nay là phương tiện di chuyển rất phổ biến
Tìm hiều các loại xe máy
Xe số: dòng xe máy có thể tùy chỉnh tốc độ, sức mạnh, tỷ số truyền theo từng cấp số. Hiện nay xe số được chia làm 2 loại: xe côn tay và xe số phổ thông không dùng côn tay.
- Xe côn tay: sử dụng cần côn (cần ly hợp) kết hợp cần số để thay đổi các cấp số. VD: winner x, exciter 150, exciter 155, sonic 150R, satria,…
Ảnh minh họa: Các dòng xe côn tay
- Xe số phổ thông không dùng côn tay: sử dụng cần số để thay đổi các cấp số. VD: wave alpha, future, jupiter, sirius, jupiter finn,…
Ảnh minh họa: Các dòng xe số
Xe tay ga: là dòng xe số tự động chỉ cần dùng tay ga để điều chỉnh sức mạnh, tốc độ. Ví dụ: vision, grande, lead, vario 125, vario 160
Ảnh minh họa: Các dòng xe tay ga
Xe Mô tô: là dòng xe được thiết kế để mang lại trải nghiệm lái mạnh mẽ, tốc độ cao thường được sử dụng cho mục đích đua xe và giải trí. VD: CBR650R, CBR1000, Yamaha R1, GSXR1000,…
Ảnh minh họa: Các dòng xe mô tô
Các bộ phận của xe máy
Động cơ: một bộ phận quan trong của xe máy chịu trách nhiệm tạo ra công suất cần thiết cho việc di chuyển.
Hệ thống nhiên liệu: bao gồm bộ chế hòa khí và hệ thống phun xăng điện tử Fi, nơi chuẩn bị và cung cấp nhiên liệu cho động cơ. Cần được vệ sinh định kỳ mỗi 7000 – 8000km.
Lọc gió: có tác dụng loại bỏ các bụi bẩn trước khi không khí được hòa trộn với nhiên liệu, giúp tăng hiệu suất buồng đốt động cơ. Lọc gió cần được thay thế định kỳ mỗi 10000km.
Bugi: bộ phận được xem như ngòi nổ giúp xe khởi động, trong quá trình sử dụng sẽ bị mài mòn, tích tụ bụi bẩn, cần thay thế định kỳ mỗi 13000 – 16000km và định kỳ kiểm tra 6500 – 8000km.
IC và ECU: là bộ phận quan trọng có nhiệm vụ điều khiển hệ thống điện bao gồm việc điều khiển động cơ, hệ thống bơm nhiên liệu. Đây là bộ phận rất quan trọng và thường xuyên bị trộm cắp.
Ắc quy: là bộ phận lưu trữ điện trên xe máy cho các hoạt động như còi, đèn, khởi động, đánh lửa,… Ắc quy xe máy thường được thay thế định kỳ 3 năm, hoặc khi có dấu hiệu bất thường như đèn yếu, khó đề,…
Phanh xe: là bộ phận giúp dừng xe khi cần thiết. Hiện nay phanh xe máy gồm 2 loại chính là phanh đĩa, phanh cơ. Trong đó phanh đĩa có công nghệ ABS được xem như một công nghệ phanh tiên tiến hiện nay. Phanh xe máy cần được thay thế mỗi 4000km.
Dầu động cơ (nhớt): dầu động cơ, dầu máy là dung dịch bôi trơn các chi tiết động cơ, hạn chế ma sát trong quá trình hoạt động liên tục giữa các chi tiết động cơ. Dầu động cơ cần được thay thế mỗi 1500km.
Lọc nhớt: là bộ phận lọc cặn bẩn có trong nhớt động cơ và cần thay thế mỗi 10000km hoặc sớm hơn.
Dầu số, dầu lap (nhớt số, nhớt lap): là loại nhớt dành riêng cho hộp số xe tay ga, làm giảm ma sát trong quá trinh hoạt động của các bánh răng hộp số. Nhớt số cần được thay thế định kỳ mỗi 7000km hoặc 3-4 lần thay nhớt máy.
Nước mát: là dung dịch chuyên dụng cho mục đích làm mát động cơ có cơ chế làm mát bằng dung dịch. Nước mát cần được thay thế định kỳ mỗi 20000km hoặc châm thêm vào nếu hao hút quá nhiều trong quá trình sử dụng.
Nhông sên dĩa: là bộ phận truyền lực từ động cơ sang bánh sau và sẽ bị hao mòn theo thời gian sử dụng. Nhông sên dĩa được khuyến cáo thay thế mỗi 20000km.
Lốp xe: là bộ phận tiếp xúc và di chuyển xe máy trên mặt đường thường bị mài mòn hoặc thủng lốp do cán đinh hoặc vật sắt nhọn. Lốp xe cần được thay thế mỗi 15000 – 20000km nhằm đảm bảo khả năng bám đường, an toàn cho người điều khiển.
Bên cạnh các bộ phận thay thế định kỳ như trên, xe máy còn có hệ thống khung, hệ thống giảm xóc, dàn áo,… được xem như các bộ phận cứng, không cần thay thế thường xuyên.
Kiến thức về xe máy
Tìm hiểu về xe máy cung cấp thông tin về xe máy cũng là một phần rất quan trọng trong quá trình sử dụng xe máy nói chung và lưu thông trên đường. Nhằm đảm bảo quá trình sử dụng bền bỉ và an toàn, chủ sở hữu xe máy nên thường xuyên bảo dưỡng, thay thế các linh kiện khi đến hạn thay thế.
Bảo dưỡng và sửa chữa: việc bảo dưỡng và sửa chữa đúng cách có thể tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn khi sử dụng xe máy.
Quy tắc an toàn giao thông: luôn tuân thủ và chấp hành các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông đường bộ với xe máy.
An toàn khi lái xe: đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn của xe máy, không chở quá cân nặng, không sử dụng chất kích thích, đảm bảo sự tỉnh táo trong quá trình lái xe.
Trên đây là một số thông tin về xe máy, hy vọng với những giới thiệu về xe máy này giúp bạn sử dụng xe máy một cách hiệu quả, an toàn cho bản thân và các phương tiện giao thông khác.